Năm 1306, khi vua Chiêm Chế Mân giao hai châu châu ô và châu Lý cho Đại Việt đã mở đầu cho những luồng di dân Việt di cư đến vùng đất Quảng Nam. Theo dòng mỡ cõi về phương Nam, các di dân người Việt đã cộng cư cùng với người Chăm để khai lập, tổ chức các làng xã trên vùng đất mới. Trên cơ sở đó, Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã lập ra Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Giáp Thìn năm thứ 47ơ1604], Chúa Tiên Nguyễn Hoàng lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện ban, quản 5 huyện (Tân Phúc, An Nông, Hoà Vang, Diên Khánh, Phú Châu) lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình, phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi, huyện Lê Giang thuộc phủ Thăng Hoa làm huyện Lễ Dương, huyện Hy Giang làm huyện Duy Xuyên. Kể từ thời điểm đó danh xưng hành chính huyện Duy Xuyên chính thức ra đời.
Trên hành trình khai lập của xứ Quảng, vùng đất huyện Duy Xuyên đã tạo lập được các giá trị lịch sử, văn hoá, đóng góp lớn vào tiến trình của lịch sử Quảng Nam và lịch sử dân tộc, trở thành vùng đất giàu các giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống bậc nhất của tỉnh Quảng Nam. Năm 2024 đánh dấu chính thức 420 năm (1604-2024) sự ra đời của danh xưng và sự phát triển của vùng đất Duy Xuyên. Huyện uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Duy Xuyên tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Duy Xuyên trong tiến trình lịch sử dân tộc” nhân kỷ niệm 420 năm Danh xưng Duy Xuyên(1604-2024). Đây là một trong những hoạt động lớn tiêu biểu với quy mô cấp quốc gia do Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên và Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức với sự tham gia của khoảng 60 đại biểu khách mời là các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, lịch sử văn hoá tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục Đại học, Viện Nghiên cứu trên cả nước. Hội thảo nhằm khẳng định giá trị của vùng đất Duy Xuyên, đi sâu phân tích nhiều khía cạnh từ địa lý, lịch sử, văn hoá, giáo dục, chính trị, ngoại giao, hội nhập phát triển. Các tham luận tại Hội thảo tập trung vào 4 nhóm chủ đề chính gồm: (1) Lịch sử mở đất, lập làng và dòng họ; (2) Lịch sử đấu tranh và bảo vệ Duy Xuyên; (3) Lịch sử xây dựng và phát triển kinh tế; (4) Thành tựu văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo.
Thông qua hội thảo nhằm các ý kiến và khuyến nghị của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quản lý… trên cơ sở đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, góp phần hoạch định các chủ trương, chính sách đột phá nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác quốc tế, đưa Duy Xuyên pháttriển nhanh và bền vững.
Nguồn tin: duyxuyen.quangnam.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn